Đưa cả 4 thương hiệu con OPPO, Vivo, Realme và OnePlus vào Việt Nam, BBK Electronics đang suy tính điều gì?
Việc OnePlus tuyên bố quay lại thị trường Việt Nam, chính thức là mảnh ghép thứ 4 của BBK Electronics tại thị trường Việt Nam, cùng với OPPO, Vivo và Realme. Với mạng lưới dày đặc các thương hiệu với đủ mọi phân khúc như vậy, thì BBK Electronics đang thực sự suy tính điều gì tại Việt Nam? Hãy cùng mình tìm hiểu chiến lược mà BBK dành cho Việt Nam ra sao!
Trước khi đi vào bài viết thì dành cho những ai chưa biết về BBK Electronics, chúng mình đã có một bài viết về tập đoàn này cùng các công ty thành viên, tại đây. Tham khảo nếu cần thiết nhé!
Điểm lại những gì BBK Electronics đang làm tại quê nhà
Chúng ta sẽ lấy thị trường Trung Quốc để làm tương quan để dễ dàng so sánh. Tại Trung Quốc, BBK Electronic có 5 công ty con OPPO, Vivo, OnePlus mới đây là Realme và IQOO. Và tất cả, 5 thương hiệu trên đều có những doanh mục sản phẩm riêng đánh vào từng phân khúc giá, từng nhóm khách hàng riêng.
Cả OPPO lẫn Vivo đều dùng chung chiến lược kinh doanh khi đều tập trung vào giới trẻ. Hai hãng đều tập trung nhiều vào chiến lược marketing, đặt biệt chính là những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng làm đại sứ thương hiệu. Cả 2 đều có dãy sản phẩm rộng từ giá rẻ đến cao cấp và chúng đều có sức hút nhất định với người dùng.
Ba thương hiệu còn lại là OnePlus, Realme và iQOO thì có điểm tương đồng khi dùng chung công thức giá phải chăng + cấu hình cao. OnePlus với định hướng Mỹ tiến nên các flagship-killer của hãng ngay đầu đã có thiết kế cao cấp, giao diện mượt mà trau chuốt, hiếm thấy ở một smartphone Trung Quốc thời điểm đó. Còn với Realme hay iQOO đây lại là những smartphone 'xôi thịt' khi đánh đúng vào tâm lý thích giá rẻ mà cấu hình thật cao và chẳng quan tâm mấy đến các yếu tố còn lại.
Có thể thấy tại Trung Quốc, 'mạng lưới BBK' đang khá dày đặc nhưng do thị trường quá rộng lớn nên các thương hiệu có đủ đất để thể hiện chất riêng. Thậm chí, các 'gà cùng một mẹ' này không ít lần cạnh tranh trực diện nhau. Nhưng với thị trường nhỏ, tập khách hàng ít như Việt Nam thì BBK Electronics sẽ làm gì khi mang tận 4 trên 5 thương hiệu về đây?
Các bước đi của 'nhà BBK' tại Việt Nam dè dặt hơn khá nhiều
Tại Việt Nam, thị trường nhỏ hơn, tập khách hàng theo đó cũng có phần hạn chế hơn, khiến BBK Electronics có phần nào dè dặt, suy tính hơn so với Trung Quốc.
Với sự góp mặt của OnePlus, tổng cộng có 4 mảnh ghép của 'nhà BBK' tại nước ta, gồm OPPO, Vivo, Realme và OnePlus. Và chính sự có mặc gần như đông đủ này, chúng ta có thể nhìn ra nhiều điều trong chiến lược định hình thương hiệu mới của BBK tại đây.
Đầu tiên, chúng ta sẽ nói đến Vivo một trong 2 thương hiệu từ BBK có mặt sớm nhất tại Việt Nam. Nếu xét cả 4 thương hiệu, thì Vivo mang vai trò như một người mở đường. Có thể thấy, Vivo thường sẽ là người giới thiệu các sản phẩm mới, những công nghệ đột phá đầu tiên tại nước ta và tung ra những sản phẩm chất lượng nhưng mang tính mở đường nhiều hơn.
Với OPPO, chúng ta có một chuẩn mực của một hãng smartphone lớn với danh mục sản phẩm trải dài từ giá rẻ đến cả cao cấp (hơn 20 triệu). OPPO ngày càng có sức ảnh hưởng hơn trên thị trường. Nhưng nhìn chung, chúng ta có thể thấy chủ lực của OPPO vẫn đến từ các smartphone tầm trung, như trước đây là dòng F tiêu biểu là F1s, F3, F5,... và gần đây chính là Reno 3, Reno 4. Có thể thấy, từ lâu các sản phẩm giá rẻ của hãng đã thưa dần và không còn nhiều sức cạnh tranh, nhưng đó hoàn toàn sự thụt lùi có chủ ý.
Và sự thật không phải ai cũng biết là OPPO đang nhường lại sân chơi giá rẻ cho Realme. Bạn có thể thấy, các sản phẩm Realme dưới 5 triệu đang là những hot deal do mức cấu hình tốt với tầm giá, như Realme 3, Realme 5, Realme 6,... Chúng ta không hề thấy sự có mặt của các 'siêu phẩm' giá cao hơn: Realme X2 Pro, Realme X50,... vì nó sẽ ảnh hưởng đến OPPO vốn cùng phân khúc giá.
Cuối cùng chính là OnePlus, với 2 thiết bị được đồn đoán sẽ về Việt Nam chính là OnePlus Nord và OnePlus 8 Pro, có vẻ hãng sẽ nhắm vào phân khúc cao hơn 15 triệu. Tại sao, BBK lại quyết định để OnePlus tại Việt Nam có mức định giá còn cao hơn cả OPPO như thế? Câu trả lời có lẽ phép thử OPPO cao cấp thật sự không mang lại nhiều thành công và một thương hiệu có giá trị tại Mỹ - OnePlus sẽ rất phù hợp để tiến vào thị trường cao cấp.
Thật ra cả 4 thương hiệu trên chính là 4 quân cờ chiến trong bàn cờ lớn của ông trùm BBK. Với Samsung, họ xây dựng những dòng sản phẩm mang giá trị nhận diện cho từng phân khúc nhưng với BBK Electronics thì họ dùng chính các thương hiệu con để tạo nhận diện cho khách hàng.
Người dùng được hưởng lợi gì từ chiến lược này?
Thật lòng mà nói là chẳng có lợi gì cả, bởi những người mua hàng, họ thích hãng nào mua hãng đó, thích dòng sản phẩm nào mua sản phẩm đó. Họ cũng chẳng quá quan tâm chiến lược mang tính vĩ mô như thế.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc xây dựng mạng lưới thương hiệu vừa dè dặt vừa chặt chẽ như vậy sẽ là một ma trận kéo người dùng vào hệ sinh thái sản phẩm của hãng, khi chính các thương hiệu con tự tạo ra những sự so sánh cho khách hàng, tự đưa ra những lựa chọn tốt hơn và người dùng vẫn mua chiếc smartphone của tập đoàn BBK Electronics. Còn phía người dùng sẽ có được sản phẩm ứng ý đúng như cầu.
Rõ ràng chính BBK mới là bậc thầy của những chiến thuật marketing, những hiệu ứng chim mồi đỉnh cao. Bây giờ thì bạn đã có cái nhìn tổng quát về 4 thương hiệu nhà BBK hay chiến lược mà BBK đang làm với 4 mảnh ghép tại Việt Nam.
Bạn có nhận xét gì về chiếc lược kinh doanh này của BBK tại Việt Nam? Hãy để lại quan điểm của bạn bên dưới phần bình luận nhé!
Các bài viết khác
- iPhone 14 Pro Max màu tím lộ diện cực đẹp, sử dụng tấm nền OLED của Samsung có độ bền cao (26.02.2017)
- Hiệu năng tốt, màn hình lại to chính là ưu điểm của những mẫu iPad đáng mua này! (05.09.2015)
- Xiaomi tung ra Xiaomi 13 Pro (30.08.2015)
- Vật liệu nào là tốt nhất để sản xuất điện thoại? Kim loại, nhựa plastic, kính hay gốm? (23.05.2015)
- Trên tay Xiaomi TV Stick 4K (21.05.2015)