SVC chuyen phan phoi cac mat hang dien thoai di dong

SVC chuyen phan phoi cac mat hang dien thoai di dong

SVC chuyen phan phoi cac mat hang dien thoai di dong

SVC chuyen phan phoi cac mat hang dien thoai di dong

SVC chuyen phan phoi cac mat hang dien thoai di dong
SVC chuyen phan phoi cac mat hang dien thoai di dong
Tin tức công nghệ
Hành trình đi từ ý tưởng đến sản phẩm của một chiếc smartphone, bạn đã biết chưa?
 

Hành trình đi từ ý tưởng đến sản phẩm của một chiếc smartphone, bạn đã biết chưa?

Hành trình đi từ ý tưởng đến sản phẩm của một chiếc smartphone, bạn đã biết chưa?

Sản xuất smartphone

Những năm gần đây, có lẽ ai cũng biết những câu chuyện như cạo tem Trung Quốc, dán chồng tem Việt Nam hay điện thoại “dùng chung thiết kế” điện thoại Trung Quốc. Do đâu cớ sự như thế? Vậy sản xuất ra một chiếc smartphone có khó không? Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu sơ lược về quy trình để sản xuất điện thoại.

Dù bạn đang dùng smartphone flagship đầu bảng hay một chiếc dế cưng vài triệu đồng thì chắc hẳn để đến được tay bạn, chiếc smartphone trải qua rất nhiều quá trình khác nhau từ lên ý tưởng cho đến khi tạo dây chuyền sản xuất và cuối cùng là thành phẩm. 

Ảnh minh họa (ảnh: Savon Sanomat)

Cùng tôi tìm hiểu "thuở ban đầu" những ngày sơ khai của chiếc điện thoại đang được các bạn dùng để đọc bài viết này nhé! Còn nếu bạn đang dùng laptop hay PC thì cũng đừng bỏ qua cơ hội để tìm hiểu những quy trình nghiêm ngặt để chế tạo ra những chiếc smartphone đầy sáng tạo và luôn đổi mới nào!

Công nghệ thay đổi từng giờ, yêu cầu người dùng ngày càng cao, đòi hỏi một chiếc smartphone phải càng “thông minh” hơn. Các hãng thì đủ mọi “chiêu trò” nhằm rút hầu bao người tiêu dùng. Điều này dẫn đến quy trình sản xuất smartphone cũng đang trở nên phức tạp hơn.

Các nhà sản xuất thay đổi nhiều hơn linh kiện và vật liệu sản xuất để tăng tính cạnh tranh, phần mềm cũng đòi hỏi tài nguyên phần cứng nhiều hơn.

Biểu đồ
Ngành viễn thông cần lượng lớn chip bán dẫn

Nếu so sánh hai ông lớn nhất trong ngành dễ dàng nhận thấy ông sau “mượn ý tưởng “ của ông ra trước. Tạo ra tính năng tốt hơn, thiết kế tương tự có khi đẹp hơn. Khi đủ lớn mạnh, tự tìm lối đi riêng nhưng vẫn chăm “học hỏi”. Đó cũng là một hướng làm trong nhóm ngành R&D, nghiên cứu lại cái người ta đã làm. Nhưng điều đó có thật sự tốt?

Từ xưa đến nay, theo chân người khổng lồ, đồng thời rút kinh nghiệm để tránh những thất bại, đó là cách mà các hãng đến từ Trung Quốc đang áp dụng. Họ nhanh chóng tung ra các mẫu điện thoại có thiết kế đẹp, loại bỏ các chi tiết không tốt từ các hãng lớn, kèm theo giá rẻ.

Phù hợp với thị trường các nước đang phát triển, người dùng dễ dàng tiếp cận. Các điện thoại có cấu hình cao, thiết kế đẹp, giá hời mà không cần đặt nặng thương hiệu.

Hình ảnh Huawei
TSMC dẫn đầu thị trường chip Q1/2022
Hai tháng đầu năm sản xuất 31.6 triệu điện thoại di động
Chip 3 nm do Samsung sản xuất có số lượng nhỏ
Sản xuất smartphone

Đó là một chiến lược cực kì hay, đầy tham vọng nhưng rất tốn kém và rủi ro trong cuộc chiến chạy đua về phần cứng, bản quyền công nghệ. Việc tự thiết kế chip xử lý giúp các hãng tránh lệ thuộc vào một nhà cung cấp.

Tự điều chỉnh, nâng cấp, thêm các tính năng bảo mật, thuật toán mà các hãng khác khó có thể sao chép. Đồng thời tối ưu tốc độ, hiệu năng, thời lượng pin cho sản phẩm riêng của mình. Tạo nên chất riêng cho sản phẩm.

Người hâm mộ vẫn còn hoang mang khi nghe tin Galaxy S22 FE bị hủy bỏ (Nguồn: SamMobile)

Hiện tại, trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ông lớn Huawei cũng hiểu được sự lệ thuộc vào công nghệ từ các quốc gia phương Tây, nên bắt đầu tự thiết kế chip xử lý riêng - hiện tại vẫn chưa tung ra thị trường.

Vì kiến trúc của chip rất phức tạp, tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu và tránh vi phạm bản quyền nên chip mới của Huawei vẫn dựa trên mã nguồn mở kiến trúc chip xử lý của các quốc gia phương Tây.

Có lẽ tới hiện tại, khó có công ty nào thoát khỏi bóng dáng các công ty công nghệ phương Tây. Ngay cả Chip A (Apple) hay Exynos (Samsung) vẫn phải trả phí bản quyền trên nền tảng kiến trúc của ARM (UK). 

Sản Xuất

Theo truyền thông, các hãng sẽ xây dựng nhà máy, sản xuất từng bộ phận do mình nghiên cứu, chế tạo và tiến hành lắp ráp. Nhưng ngày nay, làm từng bộ phận tốn kém rất nhiều thời gian nghiên cứu, chi phí và các vấn đề bản quyền.

Vì vậy đa số các hãng chọn mua rất nhiều bộ phận linh kiện từ các nhà cung cấp sản xuất khác đến từ nhiều quốc gia và lắp ráp chúng trên dây chuyền tại một quốc gia khác. Mục đích nhằm tối ưu được giá thành, quy trình sản xuất và công nghệ. Ngoài ra còn né được một số loại thuế.

Hình ảnh minh họa (ảnh: Công an Nhân dân)

Có một số quốc gia, chi phí nhập khẩu linh kiện rẻ hơn so với nhập khẩu 1 chiếc điện thoại thành phẩm. Vì vậy không phải ngẫu nhiên các hãng lớn đặt nhà máy lắp ráp tại một vài quốc gia mà không phải tại quê nhà.

Đơn cử là nhà "Táo", ngoài thành công ở dòng Chip A, Apple thành công trong việc thiết kế màn hình, nổi tiếng nhất là công nghệ tấm nền retina- công nghệ màn hình do chính đội ngũ R&D của Apple tự thiết kế.

Apple thuê gia công từ các ông lớn chuyên sản xuất tấm nền màn hình như Samsung, LG, Sharp hay gần đây là JPD trong sản xuất tấm nền OLED. Nhằm tối ưu về giá, đảm bảo nguồn cung dồi dào, tiết kiệm chi phí xây dựng nhà máy.

Ở đây chúng ta sẽ có thêm các khái niệm OEM và ODM, mình sẽ so sánh và giới thiệu các bạn ở bài bài sau.

cách cập nhật iOS 15 cho iPhone 8 và iPhone 8 Plus

Chỉ riêng quý II năm 2018, báo cáo cho biết “táo khuyết” nắm 62% lợi nhuận, Samsung đứng thứ hai với 17%. Lợi nhuận thu được riêng mảng smartphone Apple gấp 3,6 lần Samsung.

Chỉ riêng dòng iPhone 6, iPhone 6s, iPhone 7, iPhone 8 thì thiết kế tương tự nhau. Chi phí thay đổi dây chuyền tiết kiệm đáng kể. Ngoài ra, các hệ sinh thái khác như Airpod 1 & 2 hay cả ba series đầu tiên Apple Watch dùng chung thiết kế, đã giúp Apple kiếm thêm khối tiền.

Cụ thể là tai nghe Airpod có thể mang cho Apple 8 tỷ USD, sau bao năm ra mắt, thế hệ mới (Gen 2) vẫn không thay đổi thiết kế bên ngoài, dây chuyền vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi một số linh kiện và chipsets.

TSMC sản xuất Bộ xử lí iPhone trên tiến trình 2 nm

Ngoài ra, một điểm chú ý khác trong quá trình sản xuất là cùng dòng điện thoại đến từ một hãng, nhưng tùy thị trường mà hãng sẽ có sự hiệu chỉnh, thay thế một số linh kiện khác nhau. Do các khu vực thời tiết khắc nghiệt, quá lạnh hay nóng, linh kiện được chọn cũng phù hợp với thời tiết khu vực đó, nhằm tăng tuổi thọ và giảm bớt giá thành.

Ngoài ra màu sắc hiển thị trên màn hình hay bộ vi xử lý cũng có thể khác nhau, phụ kiện cáp, sạc cũng thế. Đó là lý do mỗi chiếc điện thoại luôn có ký hiệu mã quốc gia, sản xuất để phù hợp với thị trường quốc gia/khu vực đó.

Phát Triển Phần Mềm - Hệ điều hành

Hệ điều hành là trái tim của smartphone. Nó phát huy khả năng tuyệt vời của phần cứng. Hai cái tên Android và iOS đang chiếm giữ nhiều trái tim smartphone nhất thời điểm hiện tại. Ngoài chạy đua phần cứng, phần mềm cũng được các hãng quan tâm.

Trước đây việc tối ưu hệ điều hành phù hợp với phần cứng có lẽ Apple chiếm ngôi vương, iOS thành công là do Apple thiết kế bộ vi xử lý riêng, kết hợp ngôn ngữ lập trình phù hợp, trải nghiệm trên iOS thật sự vượt trội. Ngoài ra nó còn giúp cho hãng nhanh chóng cập nhật phiên bản mới, các bản vá lỗi. Hay cập nhật OS mới cho các phiên bản điện thoại sản xuất từ lâu.

Apple phát hành iOS 16.1.1 và iPadOS 16.1.1 (ảnh: @iSpeedtestOS)

Còn hệ điều hành Android do Google phát triển, có quá nhiều dòng điện thoại chạy Android. Dẫn đến chuyện “Cha chung không ai khóc” khó mà tối ưu tốt như iOS. Mỗi hãng lại tùy biến riêng theo ý mình, nhưng hiện nay nhờ tốc độ phát triển không ngừng của phần cứng, Qualcomm hay Exynos của Samsung cũng lấn sâu hơn vào cuộc chơi giúp hệ điều hành Android không hề thua kém.

Dĩ nhiên giá thành chip sẽ cao hơn so với Chip A của Apple, lợi nhuận cũng vậy mà giảm. Ngoài ra quá trình cập nhật cũng chậm và không hỗ trợ các dòng điện thoại ra mắt từ nhiều năm.

Bản cập nhật One UI 5.0 dựa trên Android 13 cho Galaxy A52s 5G (Ảnh: SamMobile)

Samsung cũng muốn theo chân Apple, tạo ra hệ điều hành cho riêng mình. Đứa con đầu lòng BadaOS đã thất bại, sau là TizenOS dùng Linux Kernel hiện tại vẫn chưa thành công.

Ông lớn như Microsoft với kinh nghiệm và đội ngũ lập trình viên, kỹ sư đang thành công trên hệ điều hành cho máy tính cũng phải nhận trái đắng từ Window Phone. Có thể thấy việc tạo ra hệ điều hành và kho ứng dụng riêng không phải dễ dàng.

Samsung Galaxy A52s 5G (Ảnh: TechAdviser)

Gần đây để giảm bớt lệ thuộc công nghệ vào phương Tây, ngoài phần cứng, Huawei cho ra mắt Hệ điều hành riêng HarmonyOS. Với việc dùng nhận Kernel Linux, các công nghệ mà Huawei dùng để tạo hệ điều hành này hoàn toàn là công nghệ lõi của Mỹ và phương Tây.

Dù là mã nguồn mở (Open Source) nhưng vẫn là của Mỹ và Phương tây, chưa kể các thành phần tối ưu hiệu suất cao (high performance) vẫn có bản quyền thương mại. Riêng về thiết kế, có sự học hỏi mạnh từ iOS.

Chip 3 nm do Samsung sản xuất có số lượng nhỏ
Thử bẻ cong smartphone cao cấp mỏng nhất thế giới Moto Z

Các quá trình thử thách độ bền vật lý như thả từ độ cao 1 mét xuống nền đá cứng ở nhiều hướng khác nhau, sau mỗi lần rơi sẽ kiểm tra lại xem chiếc điện thoại có hoạt động bình thường hay không. Hơn nữa, chúng cũng bị thử thách với độ cao 10~20cm hàng chục ngàn lần để kiểm tra độ bền của máy.

Một số hãng còn thử nghiệm khả năng chịu đựng của smartphone trong nhiệt độ từ -40 độ C tới 60 độ C, kiểm tra mức độ chống bụi, chống ẩm bằng cách để máy trong một phòng giả lập môi trường với thời gian 1 tuần. Chèn, ép, vặn máy từ nhiều hướng, thử nghiệm các nút bấm tới hàng triệu lần. Ngoài ra, tất cả các chi tiết máy, từ dây cắm sạc, nút chỉnh âm lượng, v.v… đều được đưa ra để thử nghiệm độ bền.

Khả năng đa nhiệm tuyệt vời của Galaxy Z Fold4 phần lớn nhờ vào sự hợp tác giữa Samsung và Google (hệ điều hành Android 12L).

Tóm lại là đừng vội đánh giá khi sản phẩm mình mua gặp lỗi, cái nào mà chẳng có thể lỗi, con người còn lỗi đầy kia mà. Thay vào đó hãy xem cách họ chăm sóc khách hàng sau bán hàng, hoặc cách họ giải quyết sự cố, cũng như việc thực thi bảo hành mới là vấn đề cần được quan tâm.

Cuối cùng, sau khi đọc những chia sẻ của tôi. Bạn thấy quy trình sản xuất ra một chiếc điện thoại có khó không? Chúng ta có nên ủng hộ điện thoại mang thương hiệu Việt? Để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé! 

Các bài viết khác

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN